Giấy phép lao động Việt Nam là một trong những giấy tờ quan trọng nhất mà người lao động nước ngoài cần phải có khi làm việc tại đây. Giấy phép lao động cho phép người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời giúp cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Vậy người lao động cần phải làm những gì để được cấp giấy phép này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của IVN Travel nhé.
Phí dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
IVN Travel là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ làm hộ chiếu, làm Visa cũng như là dịch vụ xin giấy phép lao động tại Việt Nam cho người nước ngoài. Bảng giá sau đây được cập nhật tháng 01/2024 .
Bảng giá dịch vụ làm giấy phép lao động của IVN Travel | ||
---|---|---|
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Lệ phí |
Nộp trực tiếp | 05 ngày (kể từ ngày nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ theo quy định) | 800.000 – 1.000.000 Đồng |
Nộp trực tuyến | 05 ngày (kể từ ngày nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ theo quy định) | 400.000 – 800.000 Đồng |
Nộp qua dịch vụ bưu chính | 05 ngày (kể từ ngày nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ theo quy định) | 800.000 – 1.000.000 Đồng |
Bảng giá này chỉ mang tính tham khảo vì tùy vào giai đoạn trong năm mà giá sẽ có ít nhiều sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khối lượng công việc.
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động (Work Permit) là một loại giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền làm việc hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Được cấp bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc. Giấy phép lao động có hiệu lực với thời hạn tối đa là 02 năm. Người lao động nước ngoài có thể được gia hạn giấy phép lao động nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vai trò của giấy phép lao động
Giấy phép lao động có tác dụng bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, như:
- Được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo hợp đồng lao động.
- Được tham gia các hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Được bảo vệ trước các hành vi kỳ thị, bắt nạt, quấy rối, bạo lực tại nơi làm việc.
- Được yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc kết thúc hợp đồng lao động như: thanh toán tiền lương, trợ cấp, bồi thường, hỗ trợ về quê.
Những đối tượng được cấp giấy phép lao động
Theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về quy định giấy phép lao động, việc xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho người lao động nước ngoài được áp dụng cho các mục đích sau đây:
- Thực thi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.;
- Luân chuyển lao động trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các hợp đồng hoặc thỏa thuận trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thể thao, giáo dục, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Làm nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đảm nhận vai trò giám đốc điều hành, nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia đấu thầu, dự án tại Việt Nam.
Không những thế, theo quy định của luật pháp, cũng có những đối tượng được xác định là đủ năng lực để bảo lãnh việc xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài. Các đối tượng này bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Nhà thầu tham gia thầu hoặc thực hiện hợp đồng;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp hoặc các cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền được cấp phép thành lập;
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ cấp giấy đăng ký cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các cơ sở giáo dục, tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức quốc tế, các văn phòng dự án nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành;
- Theo quy định của pháp luật, văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài sẽ được đăng ký hoạt động;
- Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Các cá nhân, hộ kinh doanh được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để người lao động được cấp giấy phép lao động Việt Nam
Theo quy định, để xin giấy phép lao động, người lao động nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Không bị giới hạn về năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
Đảm bảo rằng người lao động có đủ khả năng pháp lý để thực hiện các hành vi và quyền lợi trong quá trình làm việc tại Việt Nam.
Sức khỏe phù hợp với tính chất công việc
Người lao động nước ngoài phải có tình trạng sức khỏe tương thích với công việc mà họ sẽ thực hiện. Đảm bảo rằng người lao động có khả năng thực hiện các công việc một cách an toàn và hiệu quả.
Không phạm tội hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người lao động nước ngoài không có tiền án, tiền sự hoặc không gặp phải các vấn đề pháp lý nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an toàn và uy tín trong quá trình làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Là chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, nhà quản lý, giám đốc điều hành
Người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, và phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 152. Đảm bảo rằng người lao động nước ngoài đáp ứng đúng vai trò và yêu cầu công việc cụ thể trong lĩnh vực quản lý, điều hành, chuyên môn hoặc kỹ thuật.
Đối với vị trí chuyên gia:
- Có bằng đại học trở lên và kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm trong lĩnh vực được đào tạo phù hợp với công việc ở vị trí tương đương tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc
- Kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên cùng chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự.
Đối với vị trí lao động kỹ thuật:
- Phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc tương đương ít nhất 1 năm và kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm trong lĩnh vực được đào tạo, được hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc
- Kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm tại vị trí công việc phù hợp với công việc tại Việt Nam.
Đối với vị trí giám đốc điều hành, nhà quản lý:
- Có quyết định bổ nhiệm;
- Kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm tại vị trí công việc phù hợp với công việc tại Việt Nam.
Quy trình để xin cấp giấy phép lao động Việt Nam
Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) cần nộp hồ sơ trước ngày dự kiến sử dụng người lao động (ít nhất 30 ngày) lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh để giải trình và xin chấp thuận từ các cơ quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng ban hành kèm theo Thông tư 152/2020/ND-CP;
- Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền;
- Giấy Đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Một số giấy tờ mà người lao động cần chuẩn bị như:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động;
- Giấy khám sức khỏe;
- Lý lịch tư pháp;
- Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng các lao động nước ngoài;
- Hộ chiếu và visa (bản sao có công chứng) của người nước ngoài;
- Văn bản chứng minh năng lực (giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 03 năm, bằng đại học…) cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng tiếng Việt trước khi nộp;
- Ảnh màu (02 cái), kích thước 4×6, nền trắng, không đeo kính;
- Các loại giấy tờ liên quan (hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm,…).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Trước khi người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải nộp bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày bắt đầu làm việc.
Bước 4: Nhận giấy phép lao động Việt Nam
Giấy phép lao động sẽ được cấp trong vòng 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
IVN Travel cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Dịch vụ làm giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài là một giải pháp hiệu quả giúp người lao động nước ngoài, doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây là một lựa chọn thông minh giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tăng tỷ lệ thành công khi xin cấp giấy phép lao động.
Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, IVN Travel cam kết đáp ứng các yêu cầu và thời gian cấp giấy phép một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo người lao động nước ngoài có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý và bắt đầu làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam. Hãy nhanh tay liên hệ qua website hoặc số hotline 0985.288.050 của chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn tận tình và chuyên nghiệp trong thời gian sớm nhất.